NgocHaiPearlie

Market 02/12 - Vàng có thể giảm trước báo cáo lao động

OANDA:XAUUSD   골드 스팟 / 미국 달러
Đồng USD tiếp tục xu hướng giảm mạnh vào phiên hôm qua theo dự báo khi thị trường cho rằng FED sẽ dừng quá trình tăng lãi suất sớm hơn. Có thể các lo ngại suy thoái kinh tế sẽ đến sớm hơn trong năm sau khi lãi suất tăng cao.

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày đầu tháng 12 diễn biến kém khả quan khi nhà đầu tư đón nhận báo cáo lạm phát mà các quan chức Fed thường theo dõi, đồng thời chờ đợi báo cáo việc làm để phán đoán chiều hướng lãi suất.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất xấp xỉ 195 điểm, tương đương 0,56%, và kết phiên ở 34.395 điểm. S&P 500 giảm 0,09% và đóng cửa ở gần 4.077 điểm. Ngược chiều, chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite tăng 0,13% lên 11.482 điểm.
Trong phiên trước (30/11), Dow Jones vọt lên 737 điểm sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tuyên bố sẽ giảm tốc độ thắt chặt tiền tệ. Sang đến phiên đầu tháng 12, Dow Jones có lúc mất tới 460 điểm.
Sáng 1/12, Bộ Thương mại Mỹ cho biết chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân lõi (core PCE) tháng 10 tăng 0,2% so với tháng liền trước, thấp hơn dự báo 0,3% mà các nhà kinh tế của Dow Jones đưa ra. So với tháng 10/2021, core PCE tăng 5%, khớp với ước tính của Dow Jones.
Tốc độ đi lên core PCE tháng 10 cũng chậm hơn so với tháng 9 khi chỉ số này tăng 0,5% so với tháng liền trước và 5,2% so với tháng 9/2021.
Core PCE là chỉ số giá không bao gồm năng lượng và lương thực, đồng thời là thước đo lạm phát mà các quan chức Fed ưa thích xem xét khi ra quyết định chính sách tiền tệ.
Theo CNBC, nhà đầu tư có phần phấn khởi khi lạm phát tính theo core PCE thấp hơn so với dự báo nhưng cũng đang tỏ ra thận trọng trước khi báo cáo việc làm được công bố vào ngày 2/12.
Các nhà đầu tư sẽ chú ý tới số việc làm được tạo mới, tỷ lệ thất nghiệp và tiền lương theo giờ để đánh giá thị trường lao động. Trong bối cảnh Fed liên tục nâng lãi suất để chiến đấu với lạm phát, thị trường việc làm của Mỹ vẫn hoạt động tương đối mạnh mẽ. Nếu tình hình thất nghiệp xấu đi, Fed sẽ có lý do để giảm tốc độ chiến dịch thắt chặt tiền tệ.
Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 30/11, tăng trưởng trong quý III/2022 của nước này cao hơn ước tính trước đây và nhu cầu về người lao động vẫn tăng trong tháng 10. Điều này cho thấy thị trường lao động thắt chặt và nhu cầu tiêu dùng ổn định đang hỗ trợ nền kinh tế đang phải vật lộn với lạm phát tăng cao, kéo dài.

NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG

Giá vàng thế giới rạng sáng nay (2-12) tăng mạnh vượt ngưỡng 1.800 USD/ ounce. Cụ thể, giá vàng giao ngay tăng 34,3 USD lên mức 1.803 USD/ounce. Vàng trương lai tháng 2 giao dịch lần cuối ở mức 1.815,2 USD/ ounce, tăng 55,3 USD so với rạng sáng ngày trước đó.
Kim loại quý thế giới đã chạm mức cao nhất trong 3,5 tháng nhờ được thúc đẩy bởi sự sụt giảm của đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) rạng sáng hôm nay giảm mạnh 1,18% xuống dưới mức 105. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm xuống còn 3,556%.
Theo dữ liệu của CME Group, thị trường định giá khoảng 65% khả năng Fed giảm tốc độ tăng lãi suất xuống còn 50 điểm cơ bản vào tháng 12.
Hiện tại, thị trường đang chờ đợi báo cáo tình hình việc làm của Mỹ trong tháng 11 dự kiến sẽ được công bố trong hôm nay. Các nhà kinh tế dự báo có 200.000 việc làm được tạo ra trong tháng 11, giảm so với mức tăng 261.000 được ghi nhận trong báo cáo tháng 10.
Đồ thị giá Vàng đã tăng lên ngưỡng 1800, cùng thời điểm USD và lợi suất trái phiếu cùng giảm theo nhận định phía trên cũng cho thấy kỳ vọng lãi suất hiện tại có thể không còn là tâm điểm nữa mà thị trường đang chuyển dịch dần sang các lo ngại về suy thoái kinh tế thì Vàng có thể sẽ trở thành tài sản trú ẩn.
Tuy nhiên hiện tại đà tăng đã mạnh, vùng giá này đang thật sự không còn hợp lý để mua vào ngắn hạn mà có thể sẽ là vùng đệm cho xu hướng đảo chiều điều chỉnh giảm.
Dự báo Vàng hôm nay có thể quay lại vùng 1770 - 1750

면책사항

이 정보와 게시물은 TradingView에서 제공하거나 보증하는 금융, 투자, 거래 또는 기타 유형의 조언이나 권고 사항을 의미하거나 구성하지 않습니다. 자세한 내용은 이용 약관을 참고하세요.