Hôm nay có 1 anh bảo với Thắng rằng: "TTF rẻ quá, giá 4k không bằng 1/3 ly cà phê, 3 tháng tới đơn hàng xuất khẩu gửi đi nhiều; còn không tăng cứ mua để đó 3 năm sau cũng tăng." Đó là suy nghĩ chung của các NĐT, nhưng nó chưa đủ yếu tố để giúp A/C outperform "sòng bạc" này. Thắng xin chia sẻ quan điểm:
Rẻ hay Đắt tùy thị trường, phụ thuộc EPS forward của DN, đặc biệt độ.i đang định giá nó Rẻ hay Đắt. Một CP muốn kéo lên hay đạp xuống chắc chắn phải có sự điều tiết của độ.i Market maker. Vì vậy, khi A/C xuống tiền mua bất kỳ CP nào, ngoài phân tích cơ bản, vĩ mô, kỹ thuật,... A/C phải đọc vị độ.i điều phối đang muốn làm gì, nếu không, A/C rất dễ bị dắt mũi dẫn đến kẹp hàng, nhẹ thì 3 tháng, nặng thì 2 năm về bờ.
Ví dụ 1: đại sóng HPG 2020 tăng từ 10k lên 50k (trước chia): Có thời điểm độ.i MM, bao gồm cả hàng của HĐQT và các quỹ, nắm đến 95% lượng hàng trên thị trường. Quá trình phân phối bắt đầu vào T6/2021 và phải đến T1/2022 mới kết thúc, đây là lúc lợi nhuận Hòa phát đạt đỉnh và chính lúc này "game over".
Ví dụ 2: DGC tăng từ giá 10k lên 120k (sau chia) vào năm 2021: Tháng 6/2022, độ.i DGC bắt đầu phân phối, mặc dù đến Q3/2022 lợi nhuận vẫn cao nhất lịch sử nhưng những ai mua CP dựa vào sóng ngành đều phải "ngậm đắng nuốt cay".
Ví dụ 3: sóng lớn ngành thủy sản bắt đầu từ Q3/2021 và kết thúc vào Q2/2022: Nhiều NĐT hoang mang vì lợi nhuận liên tục đạt đỉnh nhưng ngược lại người nhà, chủ tịch tiếp tục đăng ký bán ra CP. Chỉ 3 tháng sau VHC giảm 30% từ đỉnh và ANV mất 60% giá trị.
=> Từ 3 ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rằng kiến thức về ngành, về vĩ mô hay kỹ thuật là KHÔNG ĐỦ. Để tồn tại trong thị trường "mafia" này, A/C/E phải nắm câu chuyện của các độ.i tạo lập đang muốn làm gì với CP của họ.
-- Chúc cộng đồng ta cùng nhau phát triển và thịnh vượng!