1. Giá vàng đã tăng mạnh và ghi nhận mức cao nhất trong hơn một tháng. Giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.717,90 USD/ounce
Thị trường kim loại quí được thúc đẩy do lo ngại về thiệt hại kinh tế toàn cầu gây ra bởi sự bùng phát dịch COVID-19 và các biện pháp hỗ trợ từ các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới.
Các ngân hàng trung ương đang làm mọi thứ trong khả năng của mình để hỗ trợ thị trường chứng khoán và nền kinh tế, điều mà cuối cùng sẽ dẫn đến lạm phát.
"Lợi suất của các biện pháp cho vay gần như bằng không, điều này làm tăng nhu cầu vật chất đối với tài sản trú ẩn an toàn như vàng và bạc"
Lạm phát được coi là điều kiện tích cực cho vàng, bởi vì vàng là một kho lưu trữ giá trị an toàn khi áp lực giá tăng cao.
2. Đồng USD tiếp tục giảm sâu và còn được dự báo sẽ suy yếu dài hạn khi Fed dốc toàn tâm toàn lực cho công cuộc vực dậy nền kinh tế Mỹ, vốn chịu ảnh hưởng cực xấu của Covid-19.
Liên quan tới gói kích cầu 2,3 nghìn tỷ USD mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố tung ra thị trường nhằm vực dậy nền kinh tế Mỹ do ảnh hưởng của Covid-19, Phó Chủ tịch điều hành tại GoldMining, Jeff Wright cho biết, gói cứu trợ này có thể giúp tình hình kinh tế Mỹ được cải thiện, tuy nhiên cái giá phải trả là sự mất giá dài hạn của đồng đô la.
3. Giá xăng dầu hôm nay 14/4 đang có dấu hiệu sẽ hồi phục nhưng đà đi lên chưa đủ mạnh khi thị trường vẫn còn nhiều bất ổn.
OPEC và Nga đã thống nhất giảm sản lượng. Trong bối cảnh thị trường gặp nhiều vấn đề, việc giảm sản lượng giúp cho giá nhiên liệu không sụt giảm quá mạnh. Tuy nhiên, giới đầu tư phải chờ đến khi Mexico - quốc gia còn lại, có tiếng nói trên thị trường nhiên liệu đưa ra động thái.
Đại diện Mexico Nahle Garcia cũng đánh giá cao thỏa thuận với sự nhất trí của toàn bộ 23 nước tham gia. Trước đó, nước này đã từ chối kí văn kiện, vì cho rằng không được đối xử công bằng như những nước khác. Mexico chỉ đồng ý cắt giảm 100.000 thùng/ngày, thấp hơn 1/4 so với hạn ngạch mà OPEC+ muốn phân bổ cho nước này.