Dầu thô tháng 10 đóng cửa tăng 0,93 ở mức 70,65 USD/thùng
OPEC điều chỉnh giảm trong tăng trưởng nhu cầu cho đến quý 4, tuy nhiên thị trường lại đang lo ngại về bão nhiệt đới Nicholas được dự đoán sẽ đổ bộ vào đêm thứ 2 ngày thứ 3 có thể gây ra sạt lở đất. OPEC lo ngại rằng biến thể Delta sẽ tiếp tục gây rắc rối cho thế giới trong quý 3 cho đến khi số ca lây nhiễm covid giảm. Những lo ngại về nhu cầu có thể sẽ tiếp tục kìm hãm đà tăng giá.
Trong báo cáo Thị trường Dầu tháng 09, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hạ dự báo nhu cầu dầu thế giới trong quý 3 năm 2021 đi 200,000 thùng/ngày. Tính cả năm, IEA dự báo mức tăng trưởng của nhu cầu dầu thế giới trong năm 2021 sẽ đạt 5.2 triệu thùng/ngày, giảm 0.1 triệu thùng/ngày so với báo cáo tháng trước.
Sang năm 2022, báo cáo tháng 09 của IEA dự báo mức tăng trưởng của nhu cầu sẽ ở mức 3.2 triệu thùng/ngày, giữ nguyên so với báo cáo tháng trước.
IEA cho biết, nguồn cung dầu thô thế giới giảm 540,000 thùng/ngày trong tháng 08 xuống còn 96.1 do ảnh hưởng của cơn bão Ida và dự báo nguồn cung sẽ tiếp tục giữ ở mức này trong tháng 09.
Tồn kho của các nước trong nhóm OECD giảm 34.4 triệu thùng trong tháng 07 xuống còn 2.85 tỷ thùng, thấp hơn 185.7 triệu thùng so với trung bình 5 năm.
Về mặt kỹ thuật: Trên khung giá H2, giá dầu thô tháng 11 tiếp tục tăng rất mạnh và đã phá đỉnh ngắn hạn tại 70,3. Các tín hiệu kỹ thuật từ mây Ichimoku nhìn chung là tích cực với giá và sẽ tiếp tục ủng hộ xu hướng tăng. SRSI cũng đang trong xu hướng tăng nhưng đã giao nhau xuống từ vùng trung bình là 1 tín hiệu kỹ thuật khá tiêu cực..
Nhận định: Quan điểm chính với WTI vẫn là thấp mua. Chờ MUA CLEX21 tại vùng giá 69,7, hoặc chờ mua tại 69.