Hướng dẫn sử dụng RSI

RSI là gì?
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI được viết tắt bởi Relative Strength Index) là một chỉ báo động lượng được sử dụng trong phân tích kỹ thuật, đo lường mức độ thay đổi giá gần đây, để đánh giá các điều kiện mua quá mức hoặc bán quá mức trong giá cổ phiếu, forex hoặc tài sản khác. RSI được hiển thị dưới dạng một bộ dao động (một đồ thị được di chuyển giữa hai điểm cực trị) có giá trị từ 0 đến 100

Các bạn cần lưu ý, vì RSI cũng thuộc nhóm chỉ báo động lượng, trong bài viết giới thiệu cách sử dụng chỉ báo Stochastic Oscillator, chúng tôi đã nói sơ qua 1 chút về yếu tố cấu thành quan trọng nhất của nhóm chỉ báo này, cho dù những người tạo ra chỉ báo có sử dụng công thức gì đi chăng nữa, chính là : XUNG LƯỢNG.
Ai đã tạo ra RSI?
RSI được phát triển bởi J. Welles Wilder Jr. và giới thiệu trong cuốn sách “Các khái niệm mới trong Hệ thống Thương mại Kỹ thuật.” (New Concepts in Technical Trading Systems), xuất bản năm 1978.
Sau 2 năm xuất bản cuốn sách này, Wilder đã được tạp chí danh tiếng Forbes bình chọn là “một trong những trader hàng đầu ” đồng thời cũng khuyến khích “những ai đang muốn tìm kiếm 1 hệ thống cơ bản thì cuốn sách này chính là điểm khởi đầu.” (“For those of you who have seen all the conventional systems, this book is the place to start.”)
RSI cung cấp các tín hiệu gì cho trader?
RSI sẽ bao gồm 2 phần chính: 1 dài băng dịch chuyển uốn lượn dựa trên công thức tính toán về mức độ biến động của giá và 2 đường biên được tùy chỉnh mặc định tại 30 và 70.

Vì thuộc nhóm chỉ báo động lượng nên RSI cũng sẽ chủ yếu cung cấp các thông tin liên quan tới: QUÁ MUA và QUÁ BÁN.
Thông tin liên quan đến quá mua và quá bán này sẽ nằm ở chính 2 đường biên, nhưng như tôi có nói, mỗi 1 chỉ báo sẽ có công thức tính khác nhau. Nếu Stochastic Oscillator cung cấp tín hiệu quá mua và quá bán khi giá vượt quá đường biên 20 và 80 thì với RSI sẽ được kích hoạt nếu giá vượt quá đường biên 30 và 70.

Mức 30 và 70 là 2 mức truyền thống, thực tế mức này có thể thay đổi, nhiều trader lại thích thiết lập đường biên tại 20 và 80 để thể hiện quá mua và quá bán, thay vì 30 và 70. Nên một trong những cách giao dịch chính là trader sẽ căn cứ vào các vùng quá mua và quá bán này để vào lệnh.

Vẫn là dùng để diễn đạt hình thức được gọi là quá mua và quá bán, nhưng Wilder trong cuốn sách của mình có nói thêm 1 kỹ thuật nữa của RSI được gọi là Failure Swing. Mà ông từng nhấn mạnh rằng khi xuất hiện các Failure Swing trên vùng biên 70 còn được gọi là Top Swing Failure hoặc dưới vùng biên 30 hay Bottom Swing Failure, sẽ là tín hiệu đảo chiều để có thể vào lệnh.

Chúng tôi sẽ nói kỹ về Failure Swing trong phần giới thiệu các cách thức giao dịch cùng RSI sao cho đạt hiệu quả nhất ở phần tiếp theo.

Ngoài Failure Swing, chỉ báo RSI còn cung cấp 1 số thông tin như sau :

Trong xu hướng tăng chỉ báo RSI có xu hướng duy trì trong phạm vi 40-90 với vùng 40-50 đóng vai trò là hỗ trợ.
Trong xu hướng giảm RSI có xu hướng nằm trong khoảng 10 đến 60 với vùng 50-60 đóng vai trò là ngưỡng kháng cự.
Nên sử dụng chỉ số RSI như thế nào hợp lý nhất?
Công thức tính RSI:

Công thức này được tạo ra, theo Wilder, dùng để đo lường sức mạnh tương đối, nhằm tìm ra sự vận động thất thường của giá khi so sánh với mức cố định của 2 đường biên trên và đường biên dưới.

Ngoài phần biên trên biên dưới, tôi đã nói ở trên, một điểm nữa các bạn cũng cần chú ý trong công thức RSI chính là chu kỳ 14 (14 ngày, 14 tuần…). Wilder tin rằng đây là mức hợp lý nhất. Tuy nhiên, hiện tại có nhiều trader sẽ sử dụng cùng lúc 2 kỳ khác nhau là 5 và 7, 9 và 14 hoặc 21 và 28…

Một điểm lưu ý, thời gian càng ngắn như 5 và 7 chẳng hạn thì chỉ báo dao động sẽ càng nhạy cảm hơn. Bỏi bản chất của RSI là để đo mức độ thất thường của giá cả, và nó chỉ hữu dụng khi nó chạm hoặc vượt quá cực trên và cực dưới.

Nên khi thời gian được rút ngắn sẽ làm cho việc chạm lên biên trên và biên dưới diễn ra nhiều hơn, sự biến động cũng lớn hơn nên thông tin có thể sẽ nhiễu hơn và không thể nào “mượt” như các kỳ dài hạn được. Hãy xem bảng so sánh 2 mức RSI ở kỷ 7 ngày và ky 14 ngày như hình bên dưới để hiểu rõ hơn:
Hướng dẫn giao dịch RSI hiệu quả nhất
Như vậy, xét về mặt bản chất RSI chủ yếu cung cấp cho trader tín hiệu liên quan đến quá mua và quá bán. Mặc dù RSI là một công cụ mạnh mẽ, hoạt động hiệu quả trong nhiều điều kiện thị trường khác nhau. Nhưng RSI vẫn có thể gửi các tín hiệu sai lệch, chính vì lẽ đó bạn cần phải kết hợp chỉ số RSI với các chỉ báo khác để xác nhận dự đoán đảo chiều, cũng như giảm thiểu tín hiệu nhiễu. Và khi càng nhiều chỉ báo đồng thuận cho ra 1 tín hiệu thì bạn sẽ càng giảm thiểu được rủi ro tối đa. RSI cũng không ngoại lệ! Cần phải được KẾT HỢP VỚI CÁC CÔNG CỤ CHỈ BÁO KHÁC, tiêu biểu như:

Sử dụng RSI như là 1 tín hiệu phân kỳ hoặc hội tụ
Đây cũng là 1 trong những điểm mấu chốt được nhiều trader sử dụng nhất. Phân kỳ sẽ có 1 số dạng gồm phân kỳ thường và phân kỳ kín. Hiểu một cách đơn giản Phân kỳ xảy ra khi khi giá và RSI tạo ra 2 hướng trái ngược nhau, như thể 2 xe chạy ngược chiều vậy.

Ví dụ nếu giá tạo ra các đỉnh cao mới nhưng RSI lại tạo các đỉnh thấp hơn, hoặc giá tạo ra các đáy thấp hơn nhưng RSI là tạo ra đáy cao hơn. Cả 2 dạng phân kỳ thường hay phân kỳ kín vẫn là sự lệch pha giữa giá và chỉ báo RSI.

Cho nên để tránh phức tạp hóa vấn đề, với các trader mới, các bạn cứ quan sát làm sao hướng giá và hướng của RSI ngược nhau như hình bên dưới là được, chưa cần phải đi quá kỹ lưỡng hay phân biệt rõ phân kỳ thường với phân kỳ ẩn, bạn nhé!

Trường hợp 1: Phân kỳ
Trường hợp 2: Hội tụ
Tại sao lại gọi là phân kỳ?

Đây là lúc mà 1 trong 2 phe không còn hứng thú đẩy giá tới mức “cùng cực” nghĩa là có thể tạo đỉnh cao hơn, hoặc đáy thấp hơn nữa, tức là giá có thể rơi vào trạng thái bão hòa. Cần lưu ý KHÔNG PHẢI CỨ CÓ PHÂN KỲ LÀ GIÁ SẼ GIẢM và HỘI TỤ là GIÁ SẼ TĂNG.

Trước hết đây là cảnh báo TRADER KHÔNG NÊN THAM GIA THỊ TRƯỜNG vào thời điểm đó, có thể đứng ngoài để quan sát. Trong trường hợp nếu chỉ sử dụng phân kỳ và hội tụ, để RSI đạt hiệu quả cao hơn, RSI sẽ phải thêm các điều kiện sau trong 2 trường hợp sau:

Nếu RSI rơi vào trạng thái quá bán:
RSI rơi vào trạng thái quá bán (dưới 30).
RSI sau đó vượt lên, lao lên phía trên biên 30.
RSI hình thành một đợt giảm giá khác mà không quay trở lại vùng quá bán.
RSI sau đó phá vỡ đỉnh cao nhât gần nó, và lao lên.
Nếu RSI rơi vào trạng thái quá mua:

RSI rơi vào vùng quá mua.
RSI lao xuống và nằm dưới vùng biên 70.
RSI lại lao lên tạo thành một mức cao khác nhưng không vượt quá được vùng quá mua
RSI sau đó phá vỡ đáy thấp nhất gần nó và lao xuống.
Như vậy, cần phải kết hợp nhiều yếu tố khác thì xác suất để thành công và phòng ngừa rủi ro mới đạt hiệu quả tốt.
Technical Indicators

면책사항